Phát sampling là gì? Sampling là làm gì? Sampling được hiểu là phát hàng dùng thử, mẫu thử, hàng mẫu cho khách hàng. Đây là một khái niệm rất quen thuộc trong chiến lược quảng bá bằng cách sử dụng sản phẩm thực tế của doanh nghiệp.
Sampling là hình thức quảng cáo sản phẩm vô cùng nổi tiếng trong marketing. Với những ưu điểm nổi trội trong việc thu hút khách hàng,, hình thức này ngày càng được nhiều doanh nghiệp hay các tổ chức cá nhân áp dụng như một chiến lược cốt lõi để tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, không ít người cũng chưa thực sự hiểu rõ Sampling là gì, hay Sampling có những hình thức gì?
Sampling là gì?
Sampling là gì? Nói một cách dễ hiểu nhất, khi có sản phẩm mới hay muốn kích cầu các sản phẩm cũ, bạn có thể thông qua quầy, booth hay các cửa hàng giới thiệu để phát hàng mẫu. Khách hàng sẽ tới dùng thử sản phẩm đó để cảm nhận chất lượng, tác dụng, rồi quyết định có mua hay không.
Hình thức phát sampling thông thường sẽ được áp dụng ở mặt hàng gia dụng hay tiêu dùng. Bởi dễ dàng đóng gói các mẫu thử, dễ phân phát và dễ có kết quả đánh giá.
Việc phát hàng mẫu để khách hàng sử dụng thử, từ đó tạo được trải nghiệm thực tế, tạo niềm tin cho khách hàng. Điều này dễ dàng đánh vào tâm lý lựa chọn của khách hàng, khiến họ quyết định mua hay không?
Sampling là gì?
Tại sao nhiều doanh nghiệp sử dụng sampling
Sampling giúp tăng trải nghiệm của khách hàng
Động lực nào? Nguyên nhân nào khiến người tiêu dùng sẵn sàng dùng thử các mẫu Sampling?
– Họ sử dụng sản phẩm mẫu vì họ thích trải nghiệm và nó miễn phí.
– Họ thử sản phẩm vì muốn tìm hiểu và đánh giá chất lượng sản phẩm .
– Họ yêu thích nhãn hàng nên quyết định thử sản phẩm.
Dù vì lí do nào thúc giục khách hàng thử sản phẩm, thì hoạt động phát sampling đều gia tăng trải nghiệm về sản phẩm. Tác động đến quyết định mua hàng của họ sau này.
Sampling giúp tăng niềm tin của người tiêu dùng
Phát sampling là cách tốt nhất để khách hàng hiểu sản phẩm. Sau khi dùng thử, ngay lập tức doanh nghiệp sẽ đo lường được độ hài lòng thông qua những cảm xúc và nhận xét của họ. Bên cạnh đó việc phát sampling cũng là cách chứng minh chất lượng và sự độc đáo, khác biệt mà sản phẩm của doanh nghiệp có thể mang lại
Phát sampling sẽ giúp khách hàng quyết định chọn vì sao chọn nhãn hàng của bạn mà không chọn của các đối thủ khác. Qua nghiên cứu cho thấy, trong lần đầu tiên họ được trải nghiệm thử sản phẩm sẽ mang lại ấn tượng sâu sắc nhất cho khách hàng
Phát hàng mẫu cũng là bước đầu tiên doanh nghiệp tạo được mối liên hệ về mặt cảm xúc giữa sản phẩm và khách hàng. Mối liên hệ này là yếu tố cốt lõi trong việc giữ chân và duy trì lòng trung thành của khách hàng.
Sampling giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Thống kê cho thấy, chi phí tìm kiếm một khách hàng mới cao gấp 5 lần so với chi phí duy trì khách hàng cũ. Ngoài thu hút những khách hàng mới thì các doanh nghiệp cũng nỗ lực để duy trì các khách hàng thân thiết với nhãn hàng.
Hoạt động Sampling là một trong những cách hiệu quả để giữ chân khách hàng và nuôi dưỡng lòng trung thành. Khi doanh nghiệp có các sản phẩm mới giới thiệu ra thị trường, khách hàng cũ chính là khách hàng tiềm năng đầu tiên. Họ sẽ được phát sampling để trải nghiệm. Hơn nữa, nhờ các khách hàng thân thiết viral với mọi người, sản phẩm mới của doanh nghiệp sẽ được biết đến và tiêu thụ nhiều hơn.
Triển khai phát mẫu dùng thử tại những địa điểm nào
Doanh nghiệp có thể triển khai quảng cáo sampling ở rất nhiều địa điểm khác nhau (trong nhà hay ngoài trời) tùy theo định hướng quảng cáo của doanh nghiệp, một số địa điểm thường thấy như:
Siêu thị, khu trung tâm thương mại:
Đây là lựa chọn hàng đầu của những nhãn hàng, việc đặt booth quảng cáo để phát hàng mẫu sampling tới cho người tiêu dùng tai đây rất phổ biến. Đa phần là các thương hiệu thực phẩm có đội ngũ PG mời khách hàng dùng thử để trải nghiệm chất lượng.
Bên ngoài các tòa nhà:
Trong các khu chung cư, toà nhà văn phòng trong khu trung tâm… sẽ có những nhãn hàng tổ chức các hoạt động tương tác, phát sampling cho người dân xung quanh. Chủ yếu là tặng những sản phẩm thông dụng, thiết yếu trong đời sống như dầu gội, sữa tắm, thực phẩm đóng gói, bột giặt, dầu xả…
Chợ truyền thống:
Hầu như ở phường, quận nào cũng có các khu chợ truyền thống với quy mô to nhỏ khác nhau. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể tổ chức các hoạt động đặt booth quảng cáo, phát hàng mẫu tại đây… hướng tới khách hàng tiềm năng là các bà nội trợ.
Các hình thức Sampling phổ biến?
Face to face
Đúng như tên gọi của nó, đây là cách tiếp thị một cách trực tiếp, qua đó ghi nhận phản hồi của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Các chiến dịch FTF thường được tổ chức ở những nơi đông người qua lại như siêu thị, trường học, các sự kiện event đông người,… nhằm tiếp cận tới phần đông khách hàng. Chính bởi vậy mà hình thức này cực kì phổ biến và được đánh giá là một trong những cách marketing mang lại hiệu quả cao nhất.
Face to face – được hiểu là mặt đối mặt (trực tiếp). Nhân viên phụ trách phát sampling đứng tại địa điểm chỉ định, khi thấy khách hàng mục tiêu đi qua, họ sẽ mời chào và phát hàng mẫu (đón nhận phản hồi, nếu có). Bằng hình thức phát sampling Face to face đã giúp các công ty, doanh nghiệp:
- Tiết kiệm nhân sự
- Tiết kiệm thời gian
- Dễ xác định, tiếp cận được khách hàng mục tiêu.
Phát sampling giúp doanh nghiệp trực tiếp nhận phản hồi từ khách hàng.
Door to door
Ngoài FTF, DTD cũng là hình thức sampling mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi việc cắt cử nhân viên đi đến tận nơi khách hàng sinh sống. Vì vậy mà nó tương đối gây tốn kém chi phí cũng như công sức, ngoài ra nhân viên sale cũng cần được đào tạo kỹ lưỡng, có chuyên môn tốt trong việc giao tiếp cũng như thuyết phục khách hàng. Hiện nay, hình thức này đã ít được các nhãn hàng lựa chọn hơn do sự rủi ro cao trong quá trình chào hàng.
Là hình thức sơ khai của phát sampling. Phát sampling “door to door”, sản phẩm thành những túi, mẫu nhỏ và thuê người đi phát tới tận từng nhà. Tuy có những hiệu quả nhất định, nhưng hình thức door to door lại xuất hiện rất nhiều hạn chế đối với doanh nghiệp.
Tốn thời gian, tốn kinh phí về nhân sự cao
Những đánh giá cảm nhận của khách hàng không chính xác bởi nhân viên khi đi phát sản phẩm sẽ không thể chờ khách dùng để viết lại cảm nhận ngay lúc đó mà nhanh chóng đi tiếp để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Khả năng tiếp cận khách hàng có khả năng quyết định mua sản phẩm không cao.
Phức tạp trong việc quản lý nhân sự như: số lượng khi nhân sự được phân chia theo từng khu khác nhau, tính trung thực của nhân viên phát sampling vv…. Phát sampling “door to door” dễ mang đến những tổn thất và thiệt hại cho doanh nghiệp.
Những nhược điểm và hạn chế của hình thức Door to door đã làm nó ngày càng mất đi tính phổ biến trên thị trường quảng cáo.
Online Sampling
Đây là hình thức tiếp thị khá mới mẻ so với 2 hình thức truyền thống trên, tuy nhiên cũng đã chứng minh được hiệu quả giúp nâng cao hiệu quả của công tác tiếp thị.
Mô hình này cho phép người dùng đăng ký online mẫu thử của sản phẩm mà mình quan tâm, vì thế mà nó có khả năng cùng lúc nhiều khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, online sampling cũng tiết kiệm được chi phí cho nguồn lực nhân viên tiếp thị hoặc nhân viên tư vấn. Cùng với đó, khi đăng ký nhận mẫu thử khách hàng cũng sẽ cung cấp chi tiết thông tin như: địa chỉ, điện thoại hoặc tình trạng sức khỏe (với hàng dược phẩm). Nhờ đó doanh nghiệp sẽ thu được data khách hàng chi tiết và hệ thống hơn nhiều so với face to face.
Ngoài ra, online sampling cũng rất phù hợp nếu như doanh nghiệp đang cung cấp những sản phẩm có tính nhạy cảm. Vì nhiều người sẽ ngại ngùng nếu nhận những món hàng đó ở nơi công cộng.
Ưu điểm của hình thức tiếp thị trực tiếp Sampling
Trước tiên, các chiến dịch Sampling thường cung cấp những sản phẩm miễn phí với chất lượng tốt. Vì thế nó dễ dàng tạo được thiện cảm với khách hàng, bởi mọi người có tâm lý chung muốn nhận quà free. Thứ hai, công ty có thể dễ dàng thu thập được ý kiến của người tiêu dùng sau khi kết thúc trải nghiệm, hiểu được đâu là ưu và nhược điểm, nhờ vậy mà hoàn thiện được sản phẩm hơn, nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.
Thứ ba trong quá trình PR sản phẩm, khách hàng sẽ được tư vấn kỹ càng hơn bởi đội ngũ PG, do đó tăng tỷ lệ thuyết phục khách mua hàng. Cuối cùng, lợi ích từ tiếp thị Sampling còn là hạn chế sự cạnh tranh của những đối thủ cùng ngành vì rất hiếm khi họ lựa chọ thực hiện sampling trong cùng một địa điểm. Đây là ưu điểm lớn khi trên digital là hàng ngàn các bài post, banner được giăng trên cùng một không gian quảng cáo với hàng loạt các ưu đãi khác nhau. Sampling giúp khách hàng không bị phân tán và tập trung vào sản phẩm của tốt hơn.
Những lưu ý khi triển khai quảng cáo Sampling
Để triển khai được Sampling hiệu quả, bạn và đội ngũ cần tự đặt ra những câu hỏi sau:
- Xác định kỹ mục tiêu của chiến dịch là gì? (quảng bá sản phẩm, phát triển mạng lưới khách hàng và gia tăng cơ hội kinh doanh)
- Thời gian tổ chức là khi nào thì phù hợp?
Thời điểm là yếu tố vô cùng quan trọng có thể ảnh hưởng tới khả năng thành công của một chiến dịch Sampling. Theo như kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên tổ chức các chiến dịch Sampling marketing vào những thời điểm như khi khi doanh nghiệp muốn ra mắt một sản phẩm mới; tham khảo feedback của khách hàng để cải thiện sản phẩm; khi doanh nghiệp muốn định vị thương hiệu hay mở rộng tập khách hàng.
- Địa điểm diễn ra được bố trí ở đâu để tiếp cận được nhiều nhất khách hàng tiềm năng?
- Nên hay không bổ sung quảng cáo hoặc các hình thức discount khác nhằm tạo ra cú hích lớn?
- Bạn theo dõi kết quả event bằng cách nào và từ đó rút ra bài học gì?
- Xử lý hàng sampling tồn như thế nào?
- Sau khi khách hàng dùng thử, bạn có cách kết nối nào thêm với khách hàng hay không? Vì sau khi kết nối, nếu bạn không biết cách giữ liên lạc thì kết nối sẽ dễ dàng biến mất.
Quầy bán hàng xếp gọn – có mái che nắng – bằng sắt chắc chắn – 80x40x190cm